Mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ là bảo vệ con cái trước các tác nhân gây hại.Hiên nay cặn bệnh viêm gan B đang trở thành nỗi lo lắng của toàn thế giới bởi nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này rất cao đặc biệt là những bà mẹ bởi viêm gan B rất dễ lây truyền từ mẹ sang con.
Viêm gan B là căn bệnh rất dê lây truyền bệnh đặc biệt là những người đang bị nhiễm viêm gan B trrong người khi sinh rất dễ lây truyền bệnh cho con. Thực tế Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của nhiễm virút viêm gan B mãn tính với tỉ lệ mang HBsAg trung bình 15% (khoảng 12 triệu người mang HBsAg mãn tính, trong đó hơn 6 triệu người là nữ với hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản).
Các phương thức lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
Trường hợp người mẹ bị mắc viêm gan B lây truyền cho con chủ yếu trong quá trình sinh, các trường hợp lây truyền trong quá trình mang thai và sau khi sinh dù hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
► Lây nhiễm trong quá trình mang thai
Virus HBV ở phụ nữ mang thai có thể truyền nhiễm sang bào thai. Trong 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang bào thai rất thấp chỉ khoảng 1%, nếu người mẹ mắc bệnh vào 3 tháng giữa thai kì tỉ lệ lây nhiễm tăng lên 10% và tỉ lệ này tăng cao vào 3 tháng cuối thai kì 60-70%.

Trong quá trình mang thai, nếu phần nhau thai của người mẹ bị tổn thương hay trầy xước sẽ khiến cho virus có cơ hội xâm nhập vào bào thai khiến cho thai nhi bị lây nhiễm bệnh viêm gan B. chính vì vậy, các bác sĩ khuyên các bà mẹ nếu bị viêm gan B lúc đang mang thai thì phải thường xuyên tiến hành khám và kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm tổn thương gan, lượng virus cũng như thai nhi. Khi đang mang thai thì không nên điều trị bệnh để tránh các tác dụng của thuốc ảnh hưởng đến thai cũng như sức khỏe người mẹ .
► Lây nhiễm trong quá trình sinh con
Phần lớn trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ trong quá trình sinh, bởi Phuong thức này chiếm hơn 90% số trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ. Trong quá trình sinh nếu vỏ ôi bị chọc vỡ, trẻ nhỏ vô tình nuốt phải nước ối hay máu, dịch tiết ra từ âm đạo của người mẹ thì nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ tăng cao. Hay trường hợp trong lúc sinh vùng niêm mạc da của trẻ bị tổn thương làm dính trúng máu, dịch ối thì virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Chính vì nguy cơ lây nhiễm cao nên các bà mẹ nếu bị viêm gan B được khuyến nghị nên sinh mổ, không nên sinh thường để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ sau khi sinh 24h cần được tiêm phòng viêm gan B mũi đầu tiên để tăng kháng thể bảo vệ đối với virus HBV.
► Lây nhiễm sau khi sinh
Trường hợp lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con sau khi sinh xảy ra trong quá trình cho con bú hoặc chăm con.
Nếu đầu vú của người mẹ bị trầy xước hay nứt thể khi trẻ bú dễ nuốt luôn của máu nhiễm virus của mẹ khiến trẻ bị lây nhiễm vì vậy, các bà mẹ bị bệnh nên kiểm tra xem đầu vú có bị tổn thương hay không, nếu có thì nên chữa trị để tránh gây hại cho con, có thể vắt sữa ra bình rồi cho trẻ bú như vậy sẽ an toàn với trẻ hơn.

Trong quá trình chăm con có thể người mẹ bị vô tình khiến con bị dính máu của mình qua các vết xước khiến trẻ bị dính máu của mẹ cũng có khả năng lây truyền bệnh cho trẻ.
Những lưu ý cho trẻ khi mẹ bị viêm gan B
Khi mẹ bị viêm gan B nên nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh rất lớn vậy nên trẻ cần được khám và tiêm phòng cận thận để tăng cường các kháng thể bảo vệ trẻ
Ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, các trẻ sẽ được tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại
Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong khuyên những người phụ nữ nếu xét nghiệm kết quả bị mắc viêm gan B thì nên tiến hành điều trị để đưa virus về âm tính rồi hãy mang thai vì khi bị virus tấn công, chức năng gan suy yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu khiến họ mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Để biết thêm về phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả, bệnh nhân có thể gọi ngay đến số 02839242222 để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong tư vấn kịp thời.
Phòng Khám đã ngừng điều trị bệnh gan